admin_uncle Member


Tổng số bài gửi : 1
Nhuận Bút : 100 Join date : 05/12/2010
 | Tiêu đề: Bắc Quang của tui ... ! 5/12/2010, 7:43 pm | |
| Giới thiệu chung về bắc quang =] ...! |
| | 
Vị trí huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà giang (Việt Nam)

Huyện Bắc Quang là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà giang. Vị trí
* Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. * Phia Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. * Phía Tây huyện Quang Bình. * Phía Đông Tuyên quang.
Thông tin sơ lược
* Diện tích: 617,1km2 * Dân số: 50.000 người 2008. Là huyện cửa ngõ phía Nam đầu tiên của Hà Giang, nằm trên quốc lộ 2 cách thị xã Hà Giang 60 km về phía Bắc. Bắc Quang có tổng diện tích tự nhiên là 108.366 ha, với địa giới hành chính như sau: phía Đông giáp huyện Hàm Yên – Tuyên Quang; phía Nam giáp huyện Lục Yên – Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Quanh Bình và phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên của Hà Giang. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen kẽ những dải đồng bằng khá rộng cùng với hệ thống sông suối,ao hồ dày đặc, độ cao trung bình từ 4.00 – 500 m so với mặt nước biển.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia ra làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt , nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C. Lượng mưa trung bình lớn, vào khoảng 4.000 – 5.000 mm/năm, đây cũng là một trong những trung tâm mưa lớn nhất ở nước ta, số ngày mưa đạt 180 – 200 ngày/ năm
Huyện Bắc Quang được tách ra từ tỉnh Tuyên Quang cũ năm 1891 để sát nhập với Hà Giang thành tinh Hà Giang. Dến năm 1976 hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên thì Bắc Quang là một trong số các huyện của tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991 lại tái lập hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang thì Bắc Quang lại trở thành một trong 9 huyện lúc đó của tỉnh Hà Giang. Và cho đến năm 2003 Bắc Quang lại được tách ra làm 2 huyện là Bắc Quang và Quang Bình như ngày nay. Hiện tại toàn huyện có 02 thị trấn và 21 xã.

Hệ thống giao thông của Bắc Quang là rất hoàn thiện với cả hai loại hình đường bộ và đường thuỷ. Với hơn 50 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện nên đã tạo điều kiện rất lớn cho thông thương và phát triển kinh tế của huyện, các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm . Về thông tin liên lạc, hiện tại 100% và đều đã được phủ sóng mạng di động và có điểm Bưu điện văn hoá xã.

Đến nay, dân số của huyện là 108.704 người, với 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Dao. Do là địa phương tiếp giáp với nhiều tỉnh bạn, cho nên ở Bắc Quang cũng có một dân tộc đặc trưng của các tỉnh khác như Cao Lan – Sán Chỉ, Thái, Mường...

 Nền kinh tế của huyện được đánh giá là năng động và phát triển nhất trong các huyện ở Hà Giang với nhiều tiềm năng và lưọi thế mạnh. Về công nghiệp: chủ yếu là xây dựng, ước tính chiếm khoảng 31% kinh ngạch đạt doanh thu 333 tỷ đồng / năm. Bên cạnh đó Nông lâm nghiệp, thuỷ sản cũng đạt 365 tỷ đồng / năm, ước tính chiếm 34,0 % tỷ trọng kinh tế. Ngoài ra, Bắc Quang rất có thế mạnh trong thương mại - dịch vụ, du lịch với đó hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ rất tiện nghi phục vụ tốt nhu cầu tham quan ăn nghỉ của du khách./.
Cư dân sinh sống trên đất Bắc Quang thuộc 13 dân tộc, đông nhất là người Tày chiếm 59%; Kinh 19%; Dao 13,8%; còn lại là người các dân tộc khác: Nùng, Hoa, Thái... * Mật độ: 94 người/km2
Hành chính
* Huyện lỵ: thị trấn Việt Quang * Các đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Tân Quang, Thị trấn Vĩnh Tuy, và 22 xã: Tân Lập, Tân Thành, Việt Hồng, Việt Vinh, Tiên Kiều, Quang Minh, Vô Điếm, Bằng Hành, Hữu Sản, Đông Thành, Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, Hùng An, Đồng Tâm, Đức Xuân, Liên Hiệp, Thượng Bình, Kim Ngọc Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của Hà Giang, nằm trên quốc lộ 2, cách thị xã Hà Giang 60 km về phía Bắc.
Lịch sử hình thành
Năm 1891, Bắc Quang được tách ra từ tỉnh Tuyên Quang cũ để sát nhập với Hà Giang thành tỉnh Hà Giang.
Ngày 18/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định số 136/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Bắc Quang.
Theo đó, tách các xã Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên của Bắc Quang để sáp nhập vào huyện Xín Mần; tách các xã Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Xuân Minh để sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì; tách các xã Thượng Sơn, Quảng Ngần, Trung Thành, Bạch Ngọc, Việt Lâm và thị trấn nông trường Việt Lâm để sáp nhập vào huyện Vị Xuyên.
Năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên thì Bắc Quang trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, tỉnh Hà Giang tái lập, Bắc Quang trở thành huyện của tỉnh Hà Giang.
Năm 2003, một số xã của Bắc Quang được tách ra sáp nhập vào huyện mới Quang Bình.
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Phía Đông Bắc Quang giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái); phía Tây giáp với huyện Quang Bình; phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên.
Địa hình
Địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen kẽ những dải đồng bằng rộng cùng với hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, độ cao trung bình từ 400 – 500 m so với mặt nước biển.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.000 – 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 – 200 ngày/năm.
Điều kiện kinh tế, xã hội
Tiềm năng kinh tế
Đất đai ở Bắc Quang rất màu mỡ, thích hợp trồng cây nguyên liệu giấy, chè, cây dược liệu, cây ăn quả (diện tích cam ở Bắc Quang chiếm khoảng 75% diện tích trồng cam của tỉnh Hà Giang), lúa chất lượng cao, cao su, lạc, đậu tương, sắn và chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê... 100% xã ở Bắc Quang có đường ô tô đến trung tâm; 95% thôn bản có đường ô tô; 95% hộ gia đình sử dụng điện lưới; 100% địa bàn xã có chợ, trên địa bàn có hơn 50 km đường Quốc lộ 2 chạy qua.
 Vườn cam ở Bắc Quang. Ảnh: hagiangtravel.
 Văn hoá, xã hội
Diện tích: 1. 083,6km2
Dân số: 102.300 người (2004)
Mật độ dân số: 94 người/km2
Quang Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Việt Quang và 20 xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Kim Ngọc, Thượng Bình, Bằng Hành, Hữu Sản, Liên Hiệp, Vô Điềm, Quang Minh, Việt Hồng, Hùng An, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Đồng Yên và Đức Xuân.
Bắc Quang là nơi sinh sống của 19 dân tộc chung sống, trong đó, người Tày chiếm 50%, người Kinh 25%, còn lại là các dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Thái, Mường... Người Nùng ở Bắc Quang thường sinh sống trong những ngôi nhà sàn ở các thung lũng bên sườn đồi hoặc ven sông, suối, họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó, người Nùng còn có một số nghề thủ công như: rèn, đúc, đan lát, nghề mộc, làm giấy bản, đặc biệt là nghề dệt vải.
Người Nùng thường mặc trang phục nhuộm chàm, phụ nữ mặc áo 5 thân, cúc cài phía nách phải, nam giới mặc áo cổ đứng xẻ ngực với hàng cúc vải và 4 túi không nắp.
Nét sinh hoạt khác biệt của người Nùng là không làm giỗ sau khi chết mà làm sinh nhật (lễ mừng thọ) cho những người còn sống từ 50 tuổi trở lên và cúng chay cho người chết vào rằm tháng 7 âm lịch.
Người Nùng nổi tiếng với những làn điệu sli, cách hát giao duyên của thanh niên nam nữ.
Tiềm năng du lịch
Bắc Quang có những thắng cảnh như thác Thuý, hồ Quang Minh, ngoài ra Bắc Quang còn có di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con (được xếp hạng quốc gia năm 1996) và làng văn hóa dân tộc Dao ở thôn Nậm An, xã Tân Thành.

Hạn chế
Du khách khi đến Bắc Quang vào mùa mưa cần lưu ý nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ bùn đá ở khu vực các xã trên nhánh sông Lô chảy qua địa phận huyện Bắc Quang.
Một số hình ảnh khác về Bắc Quang
   www.baocongthuong.com.vn/Modules/CMS/Uploads/Users/21/2008_11_21/1XSXFDNORQ_mn11.gif&t=1&h=169&w=299&usg=__9nDazORL7HDc6_Bj9jqkwmultuU=" border="0" alt=""/>
|
|
|